Polaroid
Kinqlove.xtgem.com
HOMECHATBLOG

 TRANG : | 1| | 2| | 3 |


Hai con chim gáy

 

Có hai con chim gáy rất thân với nhau. Hết tha thẩn xuống đồng lượm từng hạt lúa, chúng lại bay lên ngọn tre râm ran tiếng gù. Cứ tha hồ mà dồn dập, mà khoan thai có khi nhẹ nhàng như lời tình tự. Bỗng chẳng may một anh bị con người bẫy được đem về nuôi. Anh kia liền đi tìm bạn mới.

Mặc dù được chăm sóc chu đáo, nhưng bị giam hãm trong lồng phần thì nhớ da diết cánh đồng quê, phần thì nhớ bạn, chim cất lên những tiếng ai oán não nùng. Nghe tiếng than của bạn, anh chim gáy ở ngoài cũng tìm đến thăm. Thấy bạn mình được ở trong chiếc lồng son, có thức ăn nước uống đầy đủ, anh ta ganh tị bảo:

- Tưởng khổ cực lắm, hoá ra phúc đức ông cha bảy đời để lại mới có được kẻ nâng niu chiều chuộng còn than vãn nỗi gì.

Anh chim trong lồng nghẹn ngào không thốt nên lời.

Thấy thế anh chim ở ngoài nảy ra ý định: Mình muốn vào đó, nhưng có cả hai thì thức ăn sẽ ít đi, chi bằng tìm kế cho nó bay ra để ta vào tha hồ mà chén. Nghĩ vậy anh ta liền dùng lời ngon ngọt dụ dỗ:

- Muốn thoát thân thì nhịn ăn, giả vờ chết. Chủ sẽ bắt ra xem thử, lúc ấy nhanh chân mà tẩu thoát.

Quả thật bằng cách đó anh chim nọ được vùng vẫy nơi trời cao và say sưa cất giọng trầm bổng. Còn anh chim ở ngoài lại cứ quanh quẩn bên chiếc lồng, tất nhiên được vào trong dễ dàng.

Được no nê nhưng anh ta mới nhận ra sự cô độc, tù túng. Từ đó, chim càng lười biếng không cất nổi tiếng gáy. Người chủ thấy thế cũng chẳng còn săm soi,chăm sóc như ngày xưa nữa. Nhiều hôm phải nhịn đói, nước mắt lưng tròng, thân hình tiều tụy trông mà tội nghiệp, anh ta liền dở chiêu cũ nhưng có ai mà dại nữa. Lúc này, anh chim gáy nọ mới nhận ra rằng sống mà chỉ vì miếng ăn thì đó chỉ là kiếp sống thừa.


NGƯỜI MẸ VÀ NGỌN NÚI

 

Có hai bộ lạc là kẻ thù truyền kiếp của nhau. Một sống ở vùng đồng bằng và một ở trên núi cao. Một hôm, những người ở núi cao đột ngột đổ xuống tấn công bộ lạc ở đồng bằng. Họ không chỉ cướp bóc của cải, lương thực mà còn bắt một đứa bé 3 tuổi mang về.

Những người sống ở đồng bằng không biết cách vượt qua những ngọn núi cao để tìm ra nơi kẻ thù đang sống. Họ cũng không thể lần theo dấu vết của đối phương. Tuy nhiên, bộ lạc cũng cử một đội gồm những chiến binh xuất sắc nhất đi tìm đứa bé mang về.

Những người đàn ông đã thử hết cách này đến cách khác, tìm hết lối đi này đến lối đi khác, nhưng sau nhiều ngày nổ lực hết sức họ cũng chỉ leo lên được lưng chừng ngọn núi hiểm trở. Cảm thấy tuyệt vọng và bất lực, họ đành bỏ cuộc và quyết định quay về. Khi đang thu dọn đồ đạc, họ kinh ngạc thấy người mẹ trẻ mất con đang từ phí đỉnh núi cao băng xuống. Và họ như không tin vào mắt mình khi thấy đứa bé bị bắt cóc đang được người mẹ cõng trên lưng. Làm sao mà điều đó có thể xảy ra ?

Những chiến binh đón chào người mẹ trẻ và hỏi : "Dù đã cố gắng hết sức chúng tôi vẫn không thể vượt lên được ngọn núi này. Làm cách nào mà cô làm được điều đó trong khi chúng tôi - những người đàn ông mạnh mẽ và có khả năng nhất của bộ tộc - đã không thể?". Người mẹ trẻ nhúng vai đáp : "Đứa bé không phải là con của các anh !"


May mà tôi không tuyển anh ta

 

Câu chuyện này là về một thanh niên Nhật Bản. Trải qua nhiều năm vất vả đèn sách, cuối cùng cậu cũng tốt nghiệp trường đại học nổi tiếng Tokyo. Đúng lúc ấy, công ty điện máy Matsu*** a thông báo tuyển dụng một số nhân viên quản lý.

***

Lần tuyển dụng này, các ứng viên phải kết hợp làm bài kiểm tra giấy và phỏng vấn. Lượng người tham gia tuyển dụng là khá đông, đến mấy trăm người, và sau một tuần thi, mười người giỏi nhất được chọn ra. Trong buổi phỏng vấn cuối cùng, đích thân Matsu*** a Konosuke gặp mặt trực tiếp mười ứng viên ấy.

Người thanh niên kia đáng tiếc lai không lọt vào vòng này.

***

Vào buổi phỏng vấn, Matsu*** a Konosuke phát hiện rằng có một người tham gia phỏng vấn lần đầu đã để lại ấn tượng tốt cho ông lại không có trong danh sách này. Đó chính là người thanh niên đã tốt nghiệp Đại học Tokyo. Thế là lập tức ông sai người đi kiểm tra. Kết quả là thành tích của người này đứng thứ hai nhưng do máy tính sắp xếp sai thứ tự nên không nằm trong danh sách trúng tuyển.

Lúc này, Matsu*** a yêu cầu nhân viên của mình gửi cho người thanh niên đó giấy báo trúng tuyển. Nhưng hôm sau, Matsu*** a nhận được một tin xấu: người thanh niên đó do không được tuyển dụng nên đã nhảy lầu tự tử.

Nghe vậy, nhiều người trong công ty Matsu*** a bày tỏ sự tiếc nuối:

- Thật đáng tiếc, một thanh niên tài năng thế mà không được làm trong công ty chúng ta.

Nhưng Matsu*** a không nghĩ như vậy. Ông nói:

- May mà chúng ta không tuyển anh ta. Người ý chí không kiên cường như vậy rất khó làm nên chuyện lớn.

Một người nếu mới gặp trắc trở đã nản lòng, ơi vào hoàn cảnh khó khăn mà không biết kiên cường, thậrn chí đánh mất cả lòng tin vào cuộc sống thì chỉ là một kẻ thất bại. Chỉ những người tràn đầy lòng tin trong cuộc sống mới có thế đạt được thắng lợi cuối cùng và được người khác tôn trọng.


Đừng nên để dành những thứ quý giá

 

Nhiều năm trước, có một lần tôi nói chuyện với một người bạn ở Sydney. Lúc đó, vợ anh ấy mới qua đời. Anh ấy kể cho tôi nghe, khi thu dọn đồ đạc của vợ, anh tìm thấy một chiếc khăn bằng lụa tơ tằm.

***

Trong chuyến đi di lịch NewYork, họ đã mua chiếc khăn này ở một cửa hàng nổi tiếng. Đó là một chiếc khăn hàng hiệu rất đẹp và sang trọng, chiếc tem ghi giá vẫn còn chưa được bóc. Vợ anh cứ để dành, cô ấy muốn chờ đợi một dịp đặc biệt nào đó mới sử dụng. Kể đến đây anh dừng lại. Tôi im lặng chờ đợi.

Một lúc sau anh nói tiếp: Đừng nên để dành những đồ dùng quý giá đến một ngày đặc biệt nào đó mới sử dụng, mỗi ngày bạn đang sống đều là ngày đặc biệt.

Sau này, mỗi khi nhớ đến câu nói của anh, tôi lại gác những công việc vặt sang một bên, tìm một cuốn tiểu thuyết, nằm trên ghế sofa đọc, tranh thủ tận hưởng thời gian của mình. Tôi đứng cạnh cửa sổ ngắm nhìn cảnh sắc thành phố, mặc kệ bụi bẩn bám trên khung kính. Tôi đưa vợ ra ngoài ăn cơm mỗi khi hứng chí cho dù vợ đã nấu xong cơm canh.

Tôi chia sẻ câu chuyện này với một đồng nghiệp nữ. Sau này, khi gặp mặt, cô ấy nói với tôi, bây giờ cô ấy không giống như trước nữa, cất những chiếc bát sứ đẹp vào trong tủ kính. Trước đây, cô ấy cũng để dành đến một ngày đặc biệt nào đó mới lấy ra sử dụng, nhưng bây giờ cô ấy nhận thấy cái ngày đặc biệt ấy chưa từng một lần xuất hiện.

Những từ chẳng hạn như "sẽ có một ngày", " trong tương lai" không còn tồn tại trong cuốn từ điển của cô nữa. Nếu có điều gì đáng vui mừng, thì ngay bây giờ cô muốn nghe thấy nó, muốn nhìn thấy nó, muốn tận hưởng nó.

Chúng ta rất muốn gặp lại bạn bè cũ, nhưng luôn nói: "Để đến dịp nào đó".

Chúng ta thường muốn ôm hôn đứa con khôn lớn đã trưởng thành, nhưng luôn chờ đợi tới dịp thích hợp.

Chúng ta thường muốn viết thư cho một nửa còn lại của mình để thổ lộ tình cảm chân thành được giấu kín trong lòng hoặc muốn cho anh ấy biết rằng bạn rất ngưỡng mộ và khâm phục anh ấy, nhưng bạn luôn tự nhỉ đi đâu mà vội.

Thực ra mỗi buổi sáng, khi thức giấc, chúng ta nên tự nhủ với bản thân, hôm nay là một ngày đặc biệt. Mỗi giờ, mỗi phút trong cuộc sống đều rất đáng quý.

Và đừng bao giờ để dành tuổi trẻ của mình các bạn nhé, vì tuổi trẻ là thứ một khi đã mất sẽ chẳng bao giờ có thế lấy lại. Tuổi trẻ là dành để xê dịch, khám phá, trải nghiệm và yêu thương mà, phải không?


TÚI GẠO CỦA MẸ !

 

Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số.

Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.

Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oằn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:

- Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ.Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.

- Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác, con không phải bận tâm.

Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở…

Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần…

Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.

Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:

-Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.

Chị cẩn thận tháo túi.

Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:

-Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. - Thầy vừa nói vừa lắc đầu.

-Nhận vào. - Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.

Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:

-Tôi có 5 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?

-Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước. - Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.

Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:

- Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?

- Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế! Người phụ nữ bối rối.

- Thật buồn cười cái nhà chị này! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.

Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.

~*~

Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.

Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:

- Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận !

Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.

Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế.

Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại

- Thưa với thầy, gạo này là do tôi... tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm... Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất !

Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng, ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.

Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rồi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ :

- Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ! chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh vượt khó.

Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:

- Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.

Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.

Lòng thầy xót xa.

Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra, học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.

Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của thủ đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng.

Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc, không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.

Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài.

Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.

Thầy nói:

- Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.

Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất, quê mùa đang được thầy Hùng dìu tùng bước khó nhọc bước lên sân khấu.

Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.

- Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em…

Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả, mắt cậu nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.

Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đã giành cho mình. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.

Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:

- Mẹ ơi ! Mẹ của con…


Đôi bàn tay nguyện cầu !!

 

Có những thành quả đạt được phải nhờ đến sự hi sinh của cả cuộc đời sự nghiệp của người khác. Và chúng ta chỉ biết nói 2 từ BIẾT ƠN.

Vào thế kỷ 15, tại một ngôi làng nhỏ gần Nuremberg (Đức) có một gia đình rất đông con : 18 đứa !

Để kiếm đủ thức ăn đem về hằng ngày cho lũ trẻ, ông bố - một người thợ kim hoàn – đã phải làm việc vất vả gần 18 tiếng mỗi ngày và chẳng từ bất kỳ công việc gì trong làng thuê ông.

Mặc dù sống trong cảnh cùng quẫn, hai người con lớn Albrecht và Albert vẫn ấp ủ một ước mơ đẹp đẽ : cả hai đều muốn theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật, nhưng thật đáng buồn vì người cha sẽ chẳng bao giờ có thể kiếm đủ tiền để gửi họ đến học viện ở Nuremberg.

Sau nhiều đêm dài cùng bàn bạc trên chiếc giường chật chội, hai anh em nghĩ ra được một cách : họ sẽ gieo đồng xu, người thua sẽ xuống làm việc trong hầm mỏ gần nhà kiếm tiền nuôi người kia suốt thời gian ở học viện, và sau bốn năm người được học trước sẽ phải lo tiền học cho người còn lại, cho dù đó là tiền lời bán tranh, hay nếu cần là tiền lương của công nhân hầm mỏ.

Họ cùng nhau gieo đồng xu. Albrecht thắng và lên đường đến Nuremberg. Albert bắt đầu chuỗi ngày vất vả nhọc nhằn trong hầm mỏ và suốt bốn năm đều đặn gửi cho anh khoản tiền lương ít ỏi.

Tại học viện, tranh của Albrecht được đánh giá như một bước đột phá. Những bức khắc, gỗ chạm, sơn dầu của anh vượt xa các giáo sư lâu năm. Đến lúc tốt nghiệp, Albrecht đã có thể kiếm được những món tiền lớn nhờ bán tranh.

Khi Albrecht trở về làng, gia đình Durer tổ chức một bữa tiệc lớn mừng sự thành công của chàng họa sĩ trẻ. Sau bữa ăn dài thịnh soạn đầy tiếng cười và tiếng nhạc, Albrecht đứng lên nâng cốc về phía người em trai ở cuối bàn tỏ lòng biết ơn những năm tháng hy sinh thầm lặng để anh vun đắp cho hoài bão nghệ thuật.

" Và bây giờ, Albert, em trai yêu quý của anh – Albrecht trìu mến nói – đã đến lúc em biến ước mơ của mình thành hiện thực. Hãy đến Nuremberg, anh sẽ lo tiền học cho em ..."

Tất cả mọi người đều quay về phía cuối bàn nơi góc phòng Albert ngồi đó, nước mắt giàn giụa trên gương mặt gày gò xanh xao, chỉ có thể nghẹn ngào :

" Không… không… không…".

Cuối cùng, Albert lau nước mắt đứng dậy, nhìn khắp lượt những người anh yêu thương rồi đưa tay ôm mặt khẽ nói :

" Ôi không anh ơi, đã muộn mất rồi. Em không thể đến Nuremberg được nữa. Hãy nhìn xem, những tháng năm dưới hầm mỏ đã tàn phá đôi tay em"

Mỗi ngón tay đều đã dập nát không dưới một lần, và gần đây tay phải em lại bị chứng thấp khớp hành hạ, đến nỗi không thể cầm ly chúc mừng anh thì làm sao có thể cầm cọ vẽ những đường nét tinh tế trên khung vải trắng. Anh ơi, đã quá muộn rồi… "

Lịch sử đã lui vào quá khứ hơn 450 năm. Giờ đây, hàng trăm tác phẩm của Albrecht Durer được trưng bày trong nhiều viện bảo tàng lớn trên thế giới, nhưng điều lạ lùng là phần lớn người ta biết đến tranh ông, thậm chí treo trong nhà bản sao của chỉ một tác phẩm duy nhất.

Người ta kể lại rằng vào một ngày nọ, để tỏ lòng biết ơn đức hy sinh cao cả của người em trai, Albrecht đã kiên trì tái hiện từng đường nét của đôi bàn tay không còn lành lặn áp vào nhau, với những ngón tay xương gầy hướng lên trời.

Ông gọi bức tranh của mình đơn giản chỉ là "Hands", nhưng cả thế giới ngay lập tức đón nhận kiệt tác nghệ thuật này và đặt tên cho món quà của tình yêu ấy là "The praying hands" (Đôi Bàn Tay Nguyện Cầu)

Bức tranh này được kết tinh từ bàn tay không phải chỉ của một người họa sĩ...

Các bạn có thể vào Youtube để xem chương trình " Khoảnh khắc kì diệu " có câu chuyện này và được dựng thành phim đó , khi xem xong chắc chắn cảm xúc sẽ được nâng lên rất nhiều !


EM THẰNG NGỐC !

 

EM THẰNG NGỐC !

Lúc nó ra đời, kế hoạch hóa gia đình quản rất ngặt, trong thôn chỉ có hai nhà có em bé. Một nhà nếu không trốn đi vùng khác thì bị phạt tiền, mỗi nó đường đường chính chính oe oe chào đời làm con cưng. Không phải vì nhà nó có quyền có thế mà là vì anh trai nó vốn mang bệnh não bẩm sinh, dân gian gọi là bệnh đần.

Mẹ nó cầm cây roi trên tay dọa anh nó: "Vĩnh viễn không được lại gần em nghe chưa". Vì sợ anh làm hại nó nên mẹ cấm anh vào phòng của nó. Đến nỗi ăn cơm cũng bắt anh ấy ăn một mình trong căn phòng nhỏ. Anh hay lén lút ngồi xổm bên ngoài khung cửa sổ nhìn trộm nó, thấy em trai là anh sung sướng cười, nước bọt theo khóe miệng chảy xuống...

Thật tình lúc nhỏ anh trai cũng được cưng lắm, đến khi những đứa trẻ cùng tuổi tập nói tập đi thì anh nó vẫn ngốc dại, không mở miệng nói được từ nào. Khám bệnh xong mới biết anh nó bị bệnh não bẩm sinh. Ông bà nội trút hết thất vọng và uất ức lên đầu bố mẹ nó, mẹ nó đem hết oan ức đổ lên đầu anh nó, hễ gặp một chuyện nhỏ là anh nó phải chịu một trận mưa roi.

Có lúc mẹ ôm nó phơi nắng trong vườn, anh nó cẩn thận mon men đến gần, thích quá anh đưa tay sờ lên má nó. Mẹ nó như sợ một bệnh dịch gì vội bồng nó đi chỗ khác, mắng nhiếc anh nó: "Không được lại gần em, mày muốn truyền bệnh cho em à?".

Một lần, mẹ không có nhà. Từ xa, anh ngắm mợ bồng nó trên tay, vẫn là cười ngốc thôi. Mợ xót lòng, vẫy tay gọi: "Đến đây cầm tay em một tí này". Anh nó vội trốn đi, miệng lắp bắp nói liên tục không rõ: "Không... không cầm... truyền bệnh, truyền bệnh".

Hôm đó mợ khóc òa, anh nó đưa tay lên lau nước mắt cho mợ, vẫn là cười ngốc thôi.

Nó lớn dần, đang thời tập nói. Mấy lần nó huơ tay lên, bò tới phía anh. Anh nó mừng quá nhảy cẫng lên. Mẹ nó tới kịp, vội vội vàng vàng bồng nó đi chỗ khác.

Nhìn những đứa trẻ khác mút kem que, anh nó liếm môi, cảm thấy nóng và khát lắm. Bọn nhóc nói nếu anh chịu làm chó tụi nó sẽ cho kem. Anh nó làm chó bò trên đất, nhưng bọn nhóc quỵt kem và cười ầm lên. Bằng một động tác nhanh gọn, anh nó nhổm người lên, như điên dại cướp lấy que kem. Bọn nhóc sợ quá khóc rống. Anh nó cầm chiến lợi phẩm chạy về nhà, không biết rằng trên đường que kem tan dần, tan dần. Về đến nhà kem chỉ còn một miếng nhỏ tội nghiệp mà thôi. Nó đang chơi ở vườn sau, nhân lúc mẹ không để ý, anh đem kem đến trước mặt nó và nói: "Ăn... ăn... em ăn đi".

Mẹ nó thấy anh cầm cái que như đang ra hiệu gì đấy, vội chạy đến xô anh ngã nhoài ra đất, que kem lấm lem đầy đất, anh nó ngẩn người nhìn một lúc lâu rồi ngoác miệng khóc.

Nó biết nói nhưng chưa từng gọi một tiếng anh. Anh nó hi vọng mình có thể như bao người anh khác được em trai là nó gọi một tiếng anh. Vì vậy lúc nó đang đùa nghịch ở sân sau, anh đứng phía ngoài xa ba mét, lấy hết sức hét: "Anh, anh". Anh muốn nó nghe thấy sẽ học được cách gọi anh. Một lần anh đang cố gắng hét thật to, mẹ mắng nhiếc anh và đuổi đi chỗ khác chơi. Lúc đó nó ngước mắt lên nhìn anh, đột nhiên gọi thật rõ một tiếng: "Anh".

Anh nó chưa bao giờ vui như thế, hoa chân múa tay, bỗng nhiên chạy đến ôm nó thật chặt, nước mắt nước mũi tèm lem đầy vai áo nó.

Từ nhỏ nó đã bị người ta gọi là "em thằng ngốc". Lớn lên, nó ghét cách gọi này. Bởi vậy nó luôn mặc cảm và hận ghét anh nó.

Một lần, cũng vì chính cách gọi này mà nó bị người ta đánh. Nó bị lũ bạn đè lên người. Bỗng nhiên lũ bạn bị ai đó nhấc lên - là anh trai nó.

Nó chưa bao giờ thấy anh nó mạnh mẽ như thế, nhấc bổng cả lũ bạn nó lên, quật ngã chúng ra đất. Lũ bạn vừa khóc vừa thét đau. Nó thấy sợ, rắc rối rồi, bố chắc chắn sẽ phạt nó. Phút ấy nó hận mẹ tận xương tủy vì sao lại sinh cho nó một ông anh trai đần độn như thế. Nó dùng hết sức đẩy anh trai ra, hét rằng: "Ai bảo anh quản chuyện người khác, anh là thằng ngốc". Anh nó ngã ra đất, thẫn thờ nhìn theo bóng nó khuất xa dần.

Hôm đó, bố bắt hai anh em quỳ ra đất rồi dùng roi mây quất tới tấp. Anh bò lên người nó, run rẩy nói: "Đánh... đánh con, đừng đánh em".

Mấy hôm sau mẹ mang kẹo từ thành phố về, chia cho nó tám viên, anh nó ba viên. Không chỉ là chia kẹo, những lần khác anh nó vẫn chịu vậy. Sáng sớm, anh đứng sau cửa gương đợi nó đi ra, xòe bàn tay có hai viên kẹo. Nó lờ đi, coi như không thấy gì. Anh nó lại chạy đến trước mặt, xòe bàn tay có ba viên kẹo và nói: "Ăn... ăn, em ăn đi".

Không biết vì sao lần này nó đột nhiên không cần, anh nó chạy theo quấn quýt cả chân, không nói lời nào, nhét cả ba viên kẹo vào mồm nó.

Lúc kẹo trôi qua khỏi họng, nó thấy rõ mắt anh trai đẫm nước mắt.

Cầm giấy trúng tuyển vào đại học, bố mẹ rất mừng, anh trai nó cũng vui lây. Thật ra anh nó không hiểu đại học là gì, nhưng biết rằng em trai đỗ đại học mang vinh hạnh đến cho cả nhà và cũng không ai gọi mình là thằng ngốc nữa.

Trước đêm nó lên thành phố nhập học, anh vẫn không vào phòng nó, chỉ đứng ngoài cửa sổ và đưa cho nó một bọc vải, mở ra thấy vài bộ áo quần mới. Đều là của mợ cho hai anh em nó hoặc là bà cô ở thành phố gửi tặng. Thì ra mấy năm qua anh nó chưa hề mặc áo quần mới. Bởi mẹ không để ý đến nên anh giấu đi. Lúc đó, nó phát hiện áo trên người anh đã cũ mèm, rách vài chỗ, chiếc quần ngắn lên tận mắt cá chân, nom thật tội nghiệp. Mũi nó cay cay, bao nhiêu năm qua ngoài sự ghét bỏ, hận thù nó có cho anh cái gì đâu.

Anh nó vẫn cười ngốc thôi, có điều trong mắt đầy hi vọng, nó không biết đó là hi vọng gì. Mặc dù anh không biết nó đã cao lên rất nhiều, không biết áo quần ấy đã đến lúc lỗi thời không thể chưng diện đi ra phố được nữa nhưng nó vẫn khoác mặc vào, xoay tới xoay lui giả bộ vui mừng ríu rít hỏi anh: "Đẹp không? Có hợp không?". Anh nó gật đầu, ngoác miệng cười.

Nó viết lên giấy hai chữ "huynh đệ" rồi chỉ cho anh chữ này là huynh, chữ này là đệ, huynh là anh, đệ là em. Huynh đệ có nghĩa là có anh rồi mới có em, không có anh thì không có em. Hôm đó, anh nó lại đọc ngược thành "đệ huynh". Lúc lên đường nó khóc, anh nói rằng trong lòng anh nó là số 1, không có nó thì không có anh.

Nói đến đời sống đại học, nó thấy rất thú vị, nhiều điều mới mẻ, dường như nó quên mất người anh trai nơi quê nhà.

Lần nọ mẹ đi gọi điện thoại cho nó, anh đi theo đến bưu điện. Mẹ nói rất nhiều, cả tiếng đồng hồ rồi bảo với nó: "Nói chuyện với anh con mấy câu này". Anh tiếp điện thoại, đợi thật lâu không nghe tiếng gì cả, mẹ nói rằng: "Thôi cúp máy đi, anh con khóc rồi, anh con chỉ lên ngực ý nói rằng nhớ con đó".

Nó vốn muốn nói mẹ đưa điện thoại lại cho anh trai để nói với anh rằng: "Đợi em về sẽ dạy anh học chữ, sẽ mua cho anh những kẹo bánh mà chỉ ở thành phố mới có, đem về cho anh thật nhiều quà". Nhưng nó không mở nổi miệng và cúp điện thoại. Chỉ vì nó không muốn bạn cùng phòng biết nó có một anh trai bị bệnh não bẩm sinh, một anh trai đần độn.

Hè đến, nó về nhà, trên xe ăn một viên kẹo, bỗng nhiên nhớ lại anh từng nhét kẹo vào miệng nó, kẹo ở trong miệng nhưng lòng nó đắng nghét.

Lần đầu tiên về đến nhà, nó hét thật to: "Anh, anh ơi. Em đã về, xem em mang gì về cho anh này". Thế nhưng không có tiếng cười ngốc của anh nó nữa, không có bóng ông anh gần 30 tuổi đời còn mặc quần ngắn đến mắt cá chân nữa.

Bố mẹ nước mắt đầm đìa, nói với nó rằng: "Một tháng trước, anh con lao xuống sông cứu một đứa bé, anh không biết bơi. Đứa bé đó được cứu sống nhưng anh con không lên nữa". Bố mẹ nó úp mặt khóc...

Một mình đứng bên dòng sông, ký ức về anh chợt ùa về tha thiết. Nó rút trong túi một tờ giấy có viết hai chữ "huynh đệ". Đó là chữ của nó, phía dưới là chữ méo xẹo của anh nó. Nó có thể nhận ra anh nó viết "đệ huynh"....


ĐỒNG TIỀN XU

 

Nó và anh chơi thân với nhau từ bé,nó hay khóc và anh luôn là người vỗ về ,lúc 2 đứa nghịch nước mưa vô tình anh nhặt được 1 đồng xu,mỗi lần nó khóc anh đem đồng xu ném tung lên trời và chụp lấy anh thỏa thuận với nó ,nếu là mặt hình thì nó k đc khóc nữa ,và nếu là mặt số thì anh sẽ khóc cùng với nó....trời nắng nó và anh hối hả đi học về nó bất cẩn vấp đá sỏi,tứa cả máu nó bật khóc anh lại vỗ về lôi đồng xu ra và tung lên ....lại mặt hình ,nó nhoẻn miệng cười,2 đứa trẻ nô đùa cười trong gió..Lớn lên nó và anh thành 1 cặp đẹp đôi,nhưng nó giỏi văn còn anh giỏi toán.Hôm ,bài kiểm toán điểm kém nó gục đầu khóc tức tưởi,anh lại kế bên:"qui luật cũ em nhé!"nó nhìn theo đồng xu tít trên cao rồi...."mặt hình nhá"nó cười quệt nước mắt và nghe anh giảng lại bài,nó học chăm hơn chịu khó nghe anh giảng nhiều hơn bây giờ bài kiểm nó không bị điểm kém nữa...

Giờ thể thao ,nó đang reo hò cổ vũ cho anh,anh chơi bóng rổ rất hay mỗi lần anh đánh vào rổ nó lại hô vang tên anh nghe iu lắm....bỗng nó giật mình ,anh đứng đấy mắt hoa đi đầu óc như quay cuồng ...chao đảo ,máu từ mũi anh chảy xuống bờ môi khô ráp...anh ngã ngay dưới chân nó

Nó khóc thật nhiều khi thấy trong bệnh án anh xuất hiện 3 từ Ung Thư Máu,anh ngồi đấy vẫn vỗ về an ủi nó ,mặt anh tái xanh đôi tay anh khẳng khiu gầy yếu...anh chậm rãi lấy đồng xu ra khỏi chiếc gối,đồng xu mà anh cố xin bác sĩ cho để lại..."qui luật cũ em nhé"anh run rẩy cố sức tung đồng xu lên ..."mặt hình rồi nhá"anh nhoẻn miệng cười lấy tay quệt giọt nước mắt đang lăn xuống má nó,nó ôm anh và thôi không khóc nữa...

Anh mất,nó theo chân mọi người đi tiễn anh ,ai cũng bảo nó cứng rắn ,nó không khóc đôi mắt nó vô hồn nhìn xa xăm......chiều,nó đang ngồi trước thềm ôn lại kỉ niệm của nó với anh,mẹ anh lại dúi vào tay nó chiếc hộp nhỏ màu đỏ"nó bảo bác đem cho con ,quà nó tặng con trước khi nó đi "nó run rẩy cẩn thận mở nắp hộp.....nó òa khóc ,khóc như chưa bao giờ được khóc,tim nó như vỡ vụn ra ,bởi vì......đồng xu kỉ niệm của anh với nó....không có mặt số.....


TRANG :  | 1 | | 2| | 3 |