Kinqlove.xtgem.com
HOMECHATBLOG

TRANG : | 1 | | 2 | 3 |


Quà giáng sinh:

 

Một đồng tám mươi bảy xu ,đúng như vậy.Hàng ngày, cô cố gắng tiêu thật ít tiền khi đi chợ. Cô đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa ăn hàng ngày,ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tìm kiếm. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.

Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa.Không hề có sự nhằm lẫn,chỉ có một đồng tám mươi bảy xu ,và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh.

Cô sẽ không thể làm gì hơn, chỉ còn cách ngồi xuống và khóc mà thôi.ở đó, trong một căn phòng nhỏ, tồi tàn, cô đang nức nở.

Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của cô, James Dillingham Young, ở thành phố NEW YORK.

Họ có một phòng ngủ, một phòng tắm và một nhà bếp. James Dillingham Young may mắn hơn cô vì anh ấy có việc làm. Tuy vậy đó không phải là một công việc kiếm được nhiều tiền. Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hết lương của anh ấy. Della đã cố gắng rất nhiều để tìm một công việc nhưng vận may đã không mỉm cười với cô. Tuy nhiên, cô rất hạnh phúc khi ôm ‘Jim’, James Dillingham Young, trong tay mỗi khi anh trở về.

Della đã ngừng khóc.Cô lau khô mặt rồi đứng nhìn một chú mèo xám trên bức tường đồng màu với nó bên cạnh con đường tối ngoài cửa sổ.

Ngày mai là Noel và cô chỉ còn một đồng tám mươi bảy xu để mua cho Jim, Jim của cô, một món qùa.Cô muốn mua một món quà thật sự có ý nghĩa ,một thứ có thể biểu hiện được tất cả tình yêu cô dành cho anh.

Della chợt xoay người chạy đến bên chiếc gương treo trên tuờng. Mắt cô sáng lên.

Cho đến bây giờ, gia đình James Dillingham Young chỉ có hai vật quí giá nhất.Một thứ là chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này trước đây thuộc sở hữu của cha anh ta và trước nữa là ông nội anh ta. Thứ còn lại là mái tóc của Della.

Della thả nhanh mái tóc dài óng mượt xuống lưng. Thật tuyệt đẹp, không khác nào như một chiếc áo khoác đang choàng qua người cô. Della cuộn tóc lên lại.Cô đứng lặng đi rồi thút thít một lát.

Della buớc chậm rãi qua các cửa hàng dọc hai bên đường rồi dừng lại trước bảng hiệu ‘Madame Eloise’.Tiếp cô là một phụ nữ mập mạp,bà ta chẳng có một chút vẻ ‘Eloise’ nào cả.

Della cất tiếng hỏi: ‘bà mua tóc tôi không?’

‘Tôi chuyên mua tóc mà’, bà ta đáp và bảo: ‘hãy bỏ nón ra cho tôi xem tóc của cô đi’

Suối tóc nâu đẹp tụyệt vời buông xuống.

‘Hai mươi đồng’ bà ta định giá, bàn tay nâng niu mái tóc óng ả.

‘Hãy cắt nhanh đi! và đưa tiền cho tôi’ Della nói.

Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng. Cô tìm mua quà cho Jim trong các cửa hiệu trong niềm vui khôn tả. Cuối cùng cô cũng chọn được một thứ.Đó là môt sợi dây đồng hồ bằng vàng. Jim rất quí chiếc đồng hồ của mình nhưng rất tiếc là nó không có dây. Khi Della trông thấy sợi dây này cô biết rằng nó phải là của anh và cô phải mua nó.

Cô trả hai mươi mốt đồng để mua và vội vã trở về nhà với tám mươi bảy xu còn lại.

Đến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và nghĩ thầm: ‘mình có thể làm gì với nó đây?’. Nửa giờ tiếp theo cô nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ. Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa. Tóc của cô bây giờ tòan những sợi quăn quăn khắp đầu. ‘Chúa ơi, mình trông như một con bé nữ sinh ấy!’. Cô tự nhủ :’Jim sẽ nói gì khi thấy mình như thế này?’

Bảy giờ tối, bữa ăn đuợc chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ đợi, hy vọng rằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt Jim.

Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy và cần có một cát áo khoác mới.Jim nhìn chằm chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anh đang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên.Anh đứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến bên Jim òa khóc: ‘Đừng nhìn em như thế ,anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món quà. Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói ‘giáng sinh vui vẻ’, em có một món quà rất hay cho anh này!’

‘Em đã cắt mất tóc rồi à?’ Jim hỏi

‘Đúng thế, em đã cắt và bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em nữa ư? em vẫn là em mà!’ Della nói.

Jim nhìn quanh rồi hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn: ‘em nói là em đã bán tóc à?’

‘Đúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được chưa, Jim?’

Chợt Jim vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn. Anh nói: ‘anh yêu em, Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra em, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy.’

Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, liền sau đó những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống.Trong đó là một bộ kẹp tóc, những chiếc kẹp dành cho mái tóc óng ả của Della. Cô đã mơ ước có đuợc nó khi trông thấy lần đầu tiên qua cửa kính một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủ dài để kẹp nữa!

Della nâng niu món quà ,mắt tràn đầy hạnh phúc. ‘Tóc em sẽ chóng dài ra thôi Jim’, nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng định tặng cho Jim và chạy đi lấy.

‘Đẹp không anh? em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi. Nhanh lên, đưa nó cho em, Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này’

Nhưng Jim không làm theo lời Della.Anh ngồi xuống vòng tay ra sau đầu mỉm cuời nói:’Della,hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu.Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp cho em. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu bữa tối được rồi em yêu’

…đó là một câu chuyện cảm động về tình yêu của hai bạn trẻ đã hết lòng yêu nhau.

- O Henry


Hai lần siết tay:

 

Bây giờ, trong không gian yên tĩnh và thân thuộc của ngôi nhà nơi ông và bà đã sống với nhau suốt 50 năm qua, chỉ còn lại hai người. Các con đã quay về với cuộc sống tất bật mưu sinh, để lại ông nằm đó trên giường với căn bệnh hiểm nghèo đang chờ đến ngày cuối cùng, và bà, thanh nhã, khiêm cung, ngồi lặng lẽ một bên, lắng nghe những hơi thở mỏi mòn đang giảm dần sức sống của ông và chăm chú nhìn khuôn mặt thân yêu quen thuộc đã ở bên cạnh bà suốt quãng thời gian dằng dặc của một kiếp người.

Bầu không khí tĩnh lặng của buổi tối mùa đông như ấm lại trong tiếng reo lanh canh của chiếc khánh treo ngoài hiên. Bất chợt từ đâu đó trong những ngôi nhà kế cận vang lên, cuộn tới và lùa vào không gian yên ả của ông bà những giai điệu tuyệt vời của bản Sonate Ánh Trăng của Beethoven. Cũng bất chợt bà nhìn xuống và nhận thấy ông đang từ từ mở mắt ra nhìn bà đăm đắm. Ánh mắt lạc thần của ông dường như được tiếp thêm sinh khí. Khuôn mặt già nua mệt mỏi của ông bỗng như dãn ra, đằm thắm lại.

Bà đưa bàn tay phải tới, nắm lấy bàn tay phải của ông - bàn tay khô lạnh, co quắp. Bà giữ lấy bàn tay ấy, siết chặt...

Chuỗi nhạc thánh thót của bản giao hưởng Sonate Ánh Trăng như quyện lấy, chìm nổi, lay động và trầm lắng trong không gian tĩnh mịch của ông và bà.

Như thu hết tàn lực, bàn tay ông đang nằm bất động trong tay bà, cũng khẽ co giật mấy cái, như muốn cùng nắm níu bàn tay bà, bàn tay đã tận tụy bên ông trong suốt cuộc đời ba động.

Bà cúi xuống nhìn sâu vào mắt ông và nói:

"Năm mươi năm trước, mình đã siết tay nhau lần đầu tiên, trong ngày lễ thành hôn, sau khi đeo nhẫn cưới cho nhau, anh còn nhớkhông? Đêm ấy, mình cũng đã nghe bản giao hưởng Sonate Ánh Trăng này..."

Ông chớp chớp mắt. Ánh mắt ông đã nhận hiểu lời bà.

Bà lại cúi sát thêm xuống, miệng bà kề bên tai ông, và bà êm ái, từ tốn nói:

"Vậy bây giờ mình hãy siết tay nhau lần cuối cho trọn một đời đã sống với nhau..."

Bà không thốt lên được hai tiếng"nhé anh!" cho tròn câu được nữa, bởi vì lệ đã tuôn trào xuống.

Khuôn mặt hiền từ đôn hậu của ông bỗng như sáng lên một ánh hào quang phản chiếu của tình yêu sâu sắc thủy chung mà suốt cả nửa thế kỷ qua, ông và bà đã san sẻ chung đắp cho nhau. Một nét thanh thản hiện ra trên sắc diện ông trước khi ông hắt hơi thở cuối cùng. Hai bàn tay ấy đã siết chặt nhau lần đầu trong lễ cưới năm mươi năm trước và cùng siết chặt nhau lần cuối trong giây phút lâm chung của một người trong đôi uyên ương keo sơn gắn bó này, giữa tiếng nhạc du dương đưa tiễn của bản giao hưởng Sonate Ánh Trăng.


Mẹ câm:

 

Nó – thằng bé 20 tuổi, luôn nghĩ mình thật bất hạnh khi được sinh ra trong một gia đình không đủ đầy. Ba nó mất khi nó còn nhỏ, còn mẹ nó thì lại là một người câm. Mẹ nó làm giúp việc theo giờ cho các gia đình trong phố, cuộc sống cũng chẳng dư dả gì.

Từ nhỏ đến lớn nó chưa bao giờ được nghe mẹ nó nói những câu yêu thương như chúng bạn. Nhiều khi gặp phải chuyện buồn nó cũng chẳng biết tâm sự cùng ai. Nói với mẹ ư? Không, nó không thể vì mẹ cũng chẳng thể cho nó những lời khuyên hay động viên nó. Nó đã lén học ngôn ngữ của người câm để có thể nói chuyện với mẹ nhưng mẹ nó chẳng bao giờ chỉ chỉ hay khua tay chân ra vẻ nói chuyện với nó. Mẹ nó luôn im lặng.

Đã thế ở trường chúng bạn lại hay giả bộ dùng những cử chỉ của người câm để trêu chọc. Nó tủi thân lắm.

Lần đầu mẹ nó bị gọi lên gặp cô chủ nhiệm là lần nó đánh nhau với bạn trong lớp. Nó vùng vằng nói chẳng nhìn mẹ " thằng đó nói con là thằng con câm, con không có bố".

Nó muốn mẹ nó biết nó thương mẹ lắm, nó muốn mẹ khen nó vì nó đã biết bảo vệ danh dự của mình và của bố mẹ, hay thậm chí mẹ chửi nó, đánh nó vì tội đánh nhau cũng được. Nhưng mẹ nó vẫn chỉ im lặng.

Sau lần đó nó không còn cố gắng nói chuyện với mẹ nữa, nó bắt đầu thấy chán ghét cuộc sống của mình, chán ghét luôn cả người mẹ mười mấy năm qua chưa bao giờ tỏ sự quan tâm hay yêu thương nó. Điều mẹ làm cho nó cũng chỉ là những bữa ăn no và cho nó được đến trường.

Nghĩ thế, nó lao đầu vào học với ý nghĩ đậu đại học rồi sẽ được xa rời nơi này. Nó sẽ có thể đến một nơi mới, rũ bỏ tất cả, ngày ngày sẽ không còn phải tủi thân hay bực tức, không phải nhìn mẹ lầm lũi im lặng nữa.

Rồi ngày đó cũng đến, nó đậu vào trường đại học trên thành phố. Lần đầu tiên nó cảm thấy hình như cuộc sống của nó sắp thay đổi, nó háo hức đợi chờ đến ngày đi học, nó không thể kiềm chế được niềm vui vứt bỏ lại những đau đớn tủi hờn ở vùng quê này, vứt bỏ được quá khứ lúc nào cũng khiến nó tủi thân và thua kém.

Mẹ nó vẫn không nói gì. Nhưng một đôi lần nó bắt gặp ánh mắt mẹ lặng ngắm nó khi nó đang vừa làm gì đó vừa ngân nga hát vì niềm vui đậu đại học. Nó vờ như không thấy, nó sợ những thứ cảm xúc không rõ là gì cứ dâng lên trong lòng nó mỗi khi nhìn mẹ những lúc ấy, thà nó không biết...

***

Lên thành phố, nó ít về quê. Mẹ bằng những cách nào đó vẫn chăm lo cho nó đủ đầy, khi thì gửi xe lên những đồ quê nó thích ăn, khi thì gửi hàng xóm mang lên cho nó dưa hay cà mẹ muối. Lần nào nhìn thấy đồ ăn mẹ gửi, mắt nó cũng cay cay.

Nhưng những cảm xúc ấy cũng nhanh chóng qua đi, thành phố mới, bạn bè mới với những cuộc vui, những ồn ào của tuổi trẻ cuốn nó đi. Nó lảng tránh những câu hỏi của bạn bè về gia đình. Nó sợ sẽ lại phải đối mặt với sự mỉa mai và châm biếm như những ngày thơ ấu. Nó và mẹ cứ xa dần...

Năm thứ 2 đại học, nó có bạn gái.

Nó gặp nàng khi nó làm thanh niên tình nguyện trong trường còn nàng là tân sinh viên vào nhập học. Nàng cảm kích vì sự nhiệt tình của nó, thế rồi chúng nó quen nhau. Qua những lần nói chuyện nó biết nhà nó và nhà nàng cùng huyện, chỉ cách nhau có 3km.

Nàng là con nhà khá giả, nó biết điều đó. Nó cũng không dám nói với nàng về gia đình nó, nó cũng lảng tránh mỗi khi nàng hỏi để rồi khi chỉ có một mình nó thầm trách ông trời sao lại để nó sinh ra trong một gia đình như thế. Nó ước nó có thể như chúng bạn ngoài kia, hồn nhiên kể về bố mẹ đầy tự hào, kể về những món đồ sành điệu được bố mẹ thưởng mỗi khi điểm cao, kể về những buổi ăn hàng được bố mẹ ra thành phố dẫn đi...những điều mà nó biết nó chẳng bao giờ có thể có được.

***

Ba nàng được thăng chức, nàng về nhà mở tiệc chúc mừng còn nó ở lại trường. Đêm, khi biết chắc rằng bữa tiệc đã kết thúc nó mới gọi cho nàng:

- Nay chắc vui lắm hả em?

- Không vui được anh à, nay bao nhiêu khách có cả sếp của ba mà bà giúp việc phá hoại tất cả. Bà ta làm gia đình em bẽ mặt.

- Sao thế em, kể anh nghe.

- Không hiểu sao ba mẹ em lại thuê một người như thế trong buổi tối quan trọng này. Bà ta vụng về, trong bữa tiệc bà ta làm đổ nguyên cả đĩa thức ăn lên người xếp của ba ấy vậy mà không mở lời xin lỗi một câu, bác ấy tức giận bỏ về, thế là bữa tiệc kết thúc. Ba thì mới nhận chức giờ biết ăn nói sao với bác ấy đây.

- Sao bà ta lại không chịu xin lỗi?

- Em không biết, em đã mắng bà ta bắt bà ta xin lỗi mà bà ta không chịu mở lời mà chứ đứng trân trân ở đó, bực quá em tát bà ta một cái, bà ta bỏ về luôn. Đúng là không biết điều.

Nó và nàng nói chuyện thêm lúc nữa, vẫn là những lời xỉ vả của nàng với người đàn bà kia. Nó cũng chẳng suy nghĩ gì nhiều, có lẽ trong hoàn cảnh đó nó cũng tức giận lắm.

Mấy ngày sau nàng trở lại trường, nàng kể thêm cho nó nghe rất nhiều điều về gia đình nàng. Nàng hỏi về gia đình nó, nó im lặng một hồi:

- Cuối tuần này anh sẽ đưa em về ra mắt mẹ anh.

Nàng hồi hộp và lo lắng. Nàng sợ, nàng nghĩ ra viễn tưởng một bà mẹ chồng tương lai khó tính, hằn học nhìn nàng. Nàng muốn từ chối nhưng lại muốn biết gia cảnh nó thế nào nên nàng đồng ý.

Nàng quá bất ngờ khi nhìn thấy nhà nó. Một căn nhà lụp xụp, vắng vẻ. Trong nhà chẳng có ai. Ngồi một lát thì mẹ nó về. Bà không biết con mình về cùng bạn nên chẳng chuẩn bị gì.

Bước vào nhà, mẹ nó và nàng đều sửng sốt. Nàng thất kinh nhận ra mẹ chàng chính là người giúp việc trong bữa tiệc nhà nàng, mẹ nó nhìn nàng, ánh mắt im lặng đầy cam chịu.

Nàng bỏ chạy, nước mắt đàm đìa trên má. Nó đuổi theo nàng, nàng nấc lên:

- Tại sao anh lừa dối em, tại sao anh không nói cho em biết mẹ anh chính là bà giúp việc đó.

- Anh không hề biết mẹ anh giúp việc cho nhà em.

- Đồ nói dối, em ghét anh. Chia tay đi, em không muốn yêu một người nói dối, em cũng không muốn làm con dâu của người đàn bà quái gở đó.

Nó không biết cảm xúc giờ đây của nó là như thế nào nữa. Nó lê đôi chân từng bước nặng trĩu về nhà, thấy mẹ đang ngồi im lặng. Không hiểu sao tự nhiên nó mơ hồ cảm thấy hình như nó đã sai rồi, nó đã làm sai điều gì đó rồi.

Nó bỏ đi ngay sáng hôm sau.

Nó không trở lại trường. Nó muốn đến một nơi chỉ có mình nó, nó cần một khoảng thời gian.

***

Nửa năm sau.

Nó trở lại trường. Trong suốt nửa năm bôn ba ở một chân trời mới, làm đủ mọi việc để nuôi sống bản thân và cũng để tĩnh tâm suy nghĩ lại, nó biết nó cần quay về.

Bạn bè nói với nó về một người đàn bà câm đi đến từng phòng trong kí túc và giơ ảnh nó ra, nhưng không ai biết nó đã đi đâu. Bà lang thang khắp nơi, gõ cửa từng lớp học. Đi đâu bà cũng đưa tờ giấy có nội dung tìm con và một bức ảnh nó chụp khi đi học do bạn nó cung cấp. Bà hay đợi ở cổng trường, và sống nhờ vào lòng tốt của người đi đường.

Nó lặng đi, nó không còn biết gì nữa, nó không quan tâm đến thể diện, nó không cần biết mọi người nghĩ gì khi biết nó có một bà mẹ như thế nữa. Nó lao đi. Cổng trường không có ai, những ngóc ngách không có ai. Ai trên đường cũng ái ngại nhìn theo một chàng trai cao lớn vừa khóc vừa gọi mẹ. Nhưng nó không cần biết gì nữa.


Cuộc sống là như thế:

 

Ngày xưa có đôi vợ chồng nọ có một cậu con trai 12 tuổi và một con lừa nhỏ. Một hôm họ quyết định đi chu du thiên hạ để xem nhân tình thế thái.

Khi đi qua một làng đầu tiên họ nghe thấy những người ở đây thì thầm: "Xem thằng bé trên lưng lừa kìa, đúng là thứ không được dạy bảo đến nơi đến chốn… Ai lại ngồi thế khi cha mẹ phải lội bộ bên cạnh."

Nghe vậy người vợ liền nói với chồng: "Không thể để họ nói xấu về con mình như vậy đươc".

Người chồng bèn nhấc cậu bé xuống và nhảy lên lưng lừa ngồi.

Khi qua xóm thứ hai họ lại nghe mọi người ở đây xì xầm: "Xem kìa, thằng chồng kia quả là không biết xấu hổ, khỏe mạnh thế mà lại ngồi trên lưng lừa để vợ và con đi bộ."

Anh chồng liền nhảy xuống khỏi lưng lừa và để chị vợ ngồi lên. Hai cha con đi bên cạnh.

Qua xóm thứ ba họ lại nghe thấy người ta xì xầm: "Tội nghiệp anh chồng, làm lụng vất vả cả ngày kiếm cơm áo về cho gia đình lại phải đi bộ, còn xem con vợ kìa! Cả thằng con nữa, đúng là vô phúc mới có được bà mẹ như vậy."

Nghe vậy cả ba quyết định tất cả cùng ngồi lên lưng lừa rồi đi tiếp.

Khi đi qua một xóm nữa họ nghe thấy mọi người nói với nhau: "Đúng là lũ vô cảm, độc ác chẳng khác thú vật. Ba người ngồi trên lưng con vật nhỏ nhắn thế kia thì nó gẫy lưng mất chứ."

Nghe vậy ba người liền tụt khỏi lưng lừa và đi bên cạnh con vật.

Đến xóm tiếp theo mọi người cảm thấy không thể tin vào tai mình nữa khi nghe thấy người dân ở đây cười nhạo báng: "Nhìn kìa, đúng là lũ ngu. Cả ba lếch thếch đi bộ trong khi con con lừa chẳng có gì trên lưng."

Kết luận: người ta sẽ luôn luôn tìm cách chỉ trích bạn, nhạo báng bạn và hoàn toàn không đơn giản để tìm được một người chấp nhận bạn như bạn vốn có.

Cho nên: hãy sống như bạn cảm thấy là đúng đắn và hãy đi đến những miền mà trái tim bạn chỉ lối…

"Cuộc sống như một màn kịch không có phần tập dượt trước. Bởi vậy: Hãy hát ca, nhảy múa vàyêu mỗi một giây phút của cuộc đời bạn trước khi vở kịch hạ màn không một tiếng vỗ tay"


Mẹ ơi , con xin lỗi :

 

Ỡ đâu đó.. Trong một xóm nghèo có một chàng trai tên Xuân lộc..Anh là một chàng trai tốt và hiếu thảo....Anh rất yêu thương Mẹ cũa mình. Anh mong sao một ngày nào đó có thể tìm được một công việc tốt để làm có tiền lo cho Mẹ khi tuổi già.

Hằng ngày.. Anh chỉ quanh quẩn trong xóm nghèo... Anh là một chàng trai khõe mạnh nên Anh rất hay giúp đỡ mọi người..Cuộc sống của Anh diễn ra như một trình tự được sắp sẵn.

Mẹ Anh rất tự hào về Anh. Ngoan-giỏi-hiền lành-hiếu thảo là tất cả con người của Anh.

Bỗng một ngày Anh nói với Mẹ.. Anh muốn đi khõi xóm nghèo..Anh không muốn giam mình trong cái xóm nghèo nàn này nữa.Anh muốn đi tìm một công việc tốt. Có thể kiếm được nhiều tiền.

Mặc dù Mẹ Anh đã ngăn cản bằng mọi cách nhưng Anh vẫn không nghe..Mẹ Anh chỉ muốn được sống cùng với ""đứa con ngoan"" trong một xóm nghèo yên bình như vậy là đủ.Nhưng Anh thì lại không hài lòng với cuộc sống hiện tại của chính mình.

Bất lực..Mẹ Anh đành cắn răng... và để cho Anh ra đi.

Từ ngày Anh ra đi... Xóm nghèo trở nên buồn hẵn đi.Không còn ai giúp đỡ họ nữa.Những người già đã phải gòng lưng làm việc mà không còn được Anh giúp đỡ.

Về phía Anh..Sau khi rời khỏi xóm nghèo Anh đã đến một nơi phồn hoa đẹp đẽ...

Anh cực khỗ lắm mới tìm được một công việc ỗn định.. Anh làm công cho một quán ăn. Họ bao ăn, ở nên Anh cũng vơi đi một phần nào gánh nặng.

Anh dự định làm công việc này một thời gian nữa thôi rồi Anh sẽ tìm một công việc khác tốt hơn.Anh muốn nhanh chóng kiếm thật nhiều tiền.

3 tháng kể từ khi Anh đi... Mẹ Anh trở nên gầy gò hẵn đi..Mái tóc đen ngày nào giờ đã trắng xóa những sợi tóc bạc li ti...Đôi mắt lại có thêm nhiều nếp nhăn..Gương mặt cũng không còn vui vẽ như trước nữa.

Bao nhiêu nỗi lo lắng... nỗi cô đơn.. và nhất là nỗi đau nhớ con. Khiến Mẹ Anh trở nên già đi.

Số tiền Anh làm được trong 3 tháng đó cũng không đủ để cho Anh tiêu xài ở cái nơi"" nuốt tiền như uống nước ""này...

Một hôm Anh nghe được một câu chuyện từ một người bạn làm chung kể với Anh rằng..

Một người bạn của Anh ta đã cược hết số tiền công của mình vào sòng bạc Do số Anh ta may mắn nên đã gom về gấp 10 lần số tiền ban đầu mà Anh ta đã cược..và thế là Anh ta nhanh chóng từ bõ công việc làm công và quay trở về quê nhà sống một cuộc sống đầy đủ.

Nghe vậy.. Anh cũng muốn thử một lần xem thế nào...

Anh bắt đầu cược với nữa số tiền mà mình có được..Một lần thắng.. hai lần thắng...Anh bắt đầu thích thú và số tiền cá cược ngày càng tăng dần.. Chĩ trong một khoảng thời gian ngắn Anh đã có một số tiền khá lớn.

Đồng tiền lấp lánh.... khiến Anh mê mụi..

Từ một người làm công Anh bỗng trỡ nên một đại gia lắm tiền.. Anh bắt đầu chạy đua với cuộc sống nơi phồn hoa mà quên mất Anh còn có một người Mẹ già đang chờ đợi Anh mòn mõi từng ngày ở cái nơi nghèo nàn ấy.

Anh vô cùng thích thú khi được thưỡng thức những món ăn ngon..được uống những loại rượu đắt tiền...thì ở nơi quê nhà.. Mẹ Anh chĩ húp cháo thay cơm. uống nước mưa thay nước lọc.

Anh vui vẽ.. cười đùa.. với cả trăm bóng hồng đang vây quanh Anh.. còn ở nơi quê nhà.. Mẹ Anh chỉ một mình...thui thủi và nhớ thương Anh.

Từ khi có tiền Anh chẵng làm gì...Anh chỉ biết ngồi và vung tiền cho những hộp đêm..những bóng hồng.. những bữa ăn ngon.. những loại rượu đắt tiền. Như thế thì "" Vàng có chất thành núi thì cũng hết""

Anh nghĩ rằng"" Kiếm tiền chẵng có gì khó"".. Lần này Anh cược hết cả số tiền mà Anh có để mong kiếm về được nhiều hơn lần trước.

Và rồi... Chỉ bởi những con số không có linh hồn đã thay đổi cuộc đời Anh một lần nữa. Anh trắng tay..!

Anh không chấp nhận được kết cục như vậy. Anh bắt đầu vay tiền để cá cược. Số tiền Anh vay ngày một tăng cao....Đến một ngày do Anh thiếu nợ quá nhiều nên -họ- không cho Anh vay nữa.

Số tiền Anh vay đếm không xểu....Anh bắt đầu chạy trốn... - Họ- tìm Anh khắp mọi nơi... Không còn chỗ nào đễ Anh trú thân nữa.Anh quyết định trở về xóm nghèo.

Đôi mắt mệt mỏi của người Mẹ bao nhiêu tháng nhớ thương con.. Bỗng sáng rực lên khi thấy đứa con ngoan đã trở về.

- Mẹ ơi.. Con thiếu nợ nhiều lắm. người ta đang tìm con để tính sổ..Mẹ có tiền không? cho con đi .. để con bỏ trốn. không thì họ sẽ giết con mất.

Vẽ mặt Anh đầy sợ hãi...

Chưa kịp mừng vì đứa con trở về thì lại thêm một nỗi đau nữa ập đến... Mẹ Anh nước mắt rưng rưng.. đôi môi run rẩy nói..

- Mẹ biết kiếm đâu ra tiền.

- Con van xin Mẹ.. Mẹ giúp con một lần được không? Con không muốn phải chết đâu.

Anh khóc và ôm lấy Mẹ mình...

Mẹ Anh đau đớn khi nhìn thấy đứa con trai mình đang sợ hãi...

Sáng hôm sau...Mẹ Anh cố gắng đi năn nĩ từng nhà để mong mượn được chút ít tiền đưa cho Anh..Đã gọi là xóm nghèo thì việc mượn tiền cũng là một khó khăn.Nhưng may mắn vì những người ở đây sống có tình có nghĩa.. Mọi người đã góp một ít để giúp đỡ gia đình Anh.

Trước khi bõ trốn.. Anh đã rất đau đớn và hối hận khi nhìn người Mẹ già đang khóc vì Anh.Tim Anh như quặn thắt......Nhưng rồi Anh cũng phải ra đi vì lo cho bản thân của mình.

Một lần nữa.... Mẹ Anh phải nén đau nhìn Anh ra đi..

Cứ ngỡ mọi chuyện đã kết thúc kễ từ khi Anh đi... Nhưng thật sự đó vẫn chưa phải là cái kết.

Xóm nghèo yên bình ngày nào bỗng trở nên náo động khi có một đám côn đồ tìm đến nhà Anh...Họ yêu cầu Mẹ Anh phải khai ra Anh đang trốn ở đâu..

Người Mẹ già yếu đuối một mực không nói... Cho dù có phải chết cũng một mực bảo vệ đứa con của mình.

Những người trong xóm chủ yếu là những người già nên không thễ nào can ngăn được...

Họ bắt đầu đập phá mọi thứ trong nhà Anh... Xóm làng chỉ biết đứng nhìn.... mà bất lực..

Sự cương quyết của người Mẹ vĩ đại cũng không thễ làm bọn côn đồ bõ qua.

- Bà già.. NÓI MAU..

Tên cầm đầu lớn tiếng la hét khiến Mẹ Anh có chút sợ hãi... Nhưng rồi Mẹ Anh vẫn cố giữ bình tĩnh...kiên quyết không nói..

- Được rồi.. Con làm thì mẹ chịu.. Thử chặt một ngón tay BÀ xem BÀ có chịu khai không.

Nói dứt lời cả đám côn đồ kéo bàn tay cằn cỗi cũa Mẹ Anh đặt ngay lên bàn...

Tên cầm đầu hõi thêm một lần nữa..

- BÀ CÓ CHỊU NÓI KHÔNG?

Người Mẹ nuốt nỗi sợ hãi vào lòng...Trách nhiệm làm Mẹ là phải bảo vệ con mình.. không đễ con mình chịu tỗn hại..Cho dù có bao nhiêu đau đớn cũng không màng chỉ cần được nhìn thấy đứa con mình bình an vô sự.. như thế là quá đủ đối với một người Mẹ.... Mẹ Anh vẫn kiên quyết chọn cách im lặng để thay cho câu trả lời.

Và thế là........................................

BỤP!!!!!

Một ngón tay rớt xuống...Dòng máu đõ tươi chãy đõ trên mặt bàn....Giọt nước mắt đau đớn của Người Mẹ tuôn ra ......Những người chứng kiến cũng không khõi bàng hoàng... có người đã khóc.. vì nhìn thấy cảnh tượng đau lòng này...

Mẹ Anh đau đớn... nhưng vẫn mĩm cười... vì đã bảo vệ được đứa con của mình.

Không lấy được thông tin.. - Họ- bõ đi và nói...

- Ngày mai tôi sẽ lại đến.. BÀ mà còn cố chấp.. thì cả 10 ngón tay bà cũng lần lượt rơi xuống.

Và chuyện gì đến... rồi cũng đến... - Họ- liên tục đến và tra hỏi tin tức cũa Anh....Nhưng đều vô tác dụng. - Họ- bõ về.. Sau khi đã chặt đứt thêm một ngón tay của người Mẹ già.

-Họ- cứ chặt... rồi lại chặt... - Họ- nhẫn tâm chặt đứt hết cả 10 ngón tay cằn cỗi ấy....

- Họ- Bất lực trước sự kiên định của người Mẹ.. Cuối cùng - Họ- cũng bỏ đi.

Nỗi đau đớn về thể xác.. cũng không bằng nỗi nhớ con đang quằn quại trong cơ thễ.......Dần dần khiến người Mẹ mệt mõi..xanh xao.......hơi thỡ cũng bắt đầu yếu dần.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Người Mẹ đã chết ngay sau đó... Một cái chết thương tâm cho cả xóm nghèo.

1 năm sau... Anh quay trở về...Anh trở về tìm người Mẹ vĩ đại của mình...Gương mặt rạng rỡ của Anh khi nghĩ rằng sẽ được gặp Mẹ...Nhưng nó vội tắt liệm khi Anh nghe tin... Mẹ Anh đã chết..

Một nỗi đau đớn rất lớn đối với Anh......Anh đau đớn đến tột độ....Đôi mắt vô hồn... Bước đi ểu oải...Anh tiến gần đến ngôi mộ đơn sơ có viết tên Mẹ Anh trên đó.Anh vô cùng hối hận vì sự ích kỷ của mình....Anh đau đớn...Anh cào cấu chính bản thân của mình..Anh khóc thét lên vì đau đớn..

Một cụ già tiến đến và đưa cho Anh một cái hộp nhỏ rồi nói..:

- Giữ đi...đó là Sinh mạng của cậu.

Ánh mắt đau buồn... cụ già quay lưng đi.

Anh run rẩy mở ngay cái hộp nhỏ ra xem.......

Bất chợt......Anh bàng hoàng..........Đôi môi run rẩy..những giọt nước mắt hối hận cứ thế mà chãy ra.....Anh nhận ra"" Sinh mạng của Anh"" trong cái hộp đó...chính là..

.

.

.

.

Những ngón tay cằn cỗi của người MẸ!


Hãy theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình:

 

Tôi có một người bạn tên Monty Robert, hiện là chủ nhân của một trại nuôi ngựa ở San ysidro. Anh đã cho phép tôi dụng nhà của anh để tổ chức những buổi gây quỹ nhằm tài trợ các dự án đầu tư có tính rủi ro cao do thanh niên thực hiện.

Một hôm, anh đến ngồi cạnh tôi và nói:

- Tôi muốn kể cho bạn biết tại sao tôi để bạn sử dụng nhà của tôi để làm nơi tổ chức gây quỹ. Chuyện xảy ra cách đây nhiều năm. Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa.

Do công việc, cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hóa. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì"?

Đêm đó cậu bé đã viết bảy trang giấy mô tả khát vọng một ngày nào đó sẽ được làm chủ một trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng 200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt chuồng trại và chỗ nào làm đường chạy cho ngựa.

Viết xong, cậu bé đem nộp bài cho thầy giáo. Vài ngày sau cậu bé nhận lại bài làm của mình với điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của thầy: "Đến gặp tôi sau giờ học".

Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:

- Thưa thầy, tại sao em bị điểm 1?

- Em đã hoạch định một công việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền và lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không có một nguồn lực khả dĩ nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần phải có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về làm lại bài văn. Nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm số của em. Rõ chưa?

Hôm đó cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý kiến.

- Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con.

Nghe ba đáp, cậu bé liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo của mình:

- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình.

Kể đến đây, Monty dừng lại và hỏi tôi:

- Bạn có biết bạn đang ngồi trong trại ngựa rộng 200 mẫu của cậu bé trong câu chuyện mà tôi vừa kể không? Cách đây hai năm, vị thầy giáo đó đã tình cờ dẫn 30 đứa học trò của mình đến đây để cắm trại. Thế là thầy trò tôi nhận ra nhau. Cầm tay tôi, thầy nói: "Monty này, khi anh còn học với tôi, tôi đã đánh cắp ước mơ của anh, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm thế với bao đứa trẻ khác. Tôi rất ân hận về điều đó". Nghe thầy nói thế, tôi vội đáp: "Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo đuổi đến cùng những khát vọng của đời mình".


Vì sao mà sống:

 

Có ba người mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống được vui vẻ.

- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? - Nhà hiền triết hỏi.

Người đầu tiên nói:

- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ hai nói:

- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ ba nói:

- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.

Nhà hiền triết lắc đầu nói:

- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lý tưởng.


Một đồng xu:

 

Có hai bạn trẻ, một người Anh và một người Do Thái cùng đi xin việc làm. Một đồng xu của ai đó đánh rơi trên mặt đất. Anh bạn trẻ người xứ sương mù đi ngang qua trông thấy nhưng phớt lờ, còn anh bạn trẻ người Do Thái thì cúi xuống nhặt, nét mặt tỏ vẻ hân hoan.

Nhìn thấy hành động của anh bạn Do Thái, anh bạn trẻ người Anh tỏ ra khinh thường, lẩm bẩm: "Một đồng xu cũng nhặt, thật chẳng ra làm sao cả". Chờ cho anh bạn trẻ người Anh đi qua, anh bạn trẻ người Do Thái nói: "Nhìn thấy tiền mà ngoảnh mặt làm ngơ, thật là lãng phí của Giời!".

Hai người cùng đến xin việc ở một công ty. Doanh nghiệp rất nhỏ, công việc thì nặng nhọc mà tiền lương thì chẳng được là bao, anh bạn trẻ người Anh chẳng nói chẳng rằng vội vã bỏ đi, còn anh bạn trẻ người Do Thái thì tình nguyện xin vào làm việc.

Hai năm sau, hai người tình cờ gặp nhau trên đường phố. Anh bạn trẻ người Do Thái đã trở thành Giám đốc công ty, còn anh bạn trẻ người Anh vẫn chưa xin được việc làm. Không hiểu được sự việc, anh ta bèn hỏi: "Anh là người chẳng xuất sắc gì lắm, sao lại phất nhanh như thế?". Anh bạn Do Thái đáp: "Tôi không bỏ qua từng đồng xu như anh. Một đồng xu cũng không quan tâm, làm sao anh có thể trở nên giàu có được?".

Anh bạn trẻ xứ sương mù đâu phải là không cần tiền, nhưng trong con mắt của anh, anh chỉ muốn những khoản tiền lớn, song lại quên câu thành ngữ:"Tích tiểu thành đại", vì vậy ước mơ làm giàu của anh ta phải đợi đến ngày mai. Đó là lời giải đáp cho câu hỏi của anh bạn trẻ người Anh.


TRANG : | 1 | | 2 | | 3 |


Teya Salat